Điều trị táo bón với bất kỳ thuốc nào đều nên kết hợp với lối sống và chế độ ăn lành mạnh. (Ví dụ: Chế độ ăn nhiều chất lỏng và chất xơ, hoạt động thể lực thích hợp và luyện tập phản xạ của ruột.)
Trước khi điều trị nên loại trừ các rối loạn thực thể.
Các trường hợp quá mẫn (sốc phản vệ, phù mạch, mày đay, phát ban, ngứa, ban đỏ) với những thuốc có chứa macrogol (polyethylene glycol) đã được báo cáo.
Hiếm gặp phản ứng quá mẫn nặng và co thắt phế quản do trong thành phần của thuốc có sulfur dioxide.
Trong trường hợp bị tiêu chảy, thận trọng ở bệnh nhân dễ bị rối loạn cân bằng nước – điện giải (người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận hoặc bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu) và cân nhắc việc điều chỉnh điện giải.
Đã ghi nhận các trường hợp hít vào phế quản khi đưa lượng lớn polyethylene glycol và chất điện giải vào cơ thể qua ống thông mũi dạ dày. Trẻ em thiểu năng hệ thần kinh có rối loạn chức năng vùng miệng đặc biệt hay gặp nguy cơ này.
Forlax không chứa nhiều đường và polyol, có thể kê đơn cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc bệnh nhân đang trong chế độ ăn kiêng không galactose.
Liều khuyến cáo: 1–2 gói (10–20g) mỗi ngày, nên uống 1 lần vào buổi sáng.
Liều hàng ngày nên được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng, có thể từ 1 gói uống cách ngày (đặc biệt ở trẻ em) đến 2 gói/ngày.
Forlax có hiệu quả trong vòng 24 – 48 giờ sau khi uống.
Trẻ em: Không nên điều trị quá 3 tháng vì thiếu dữ liệu lâm sàng cho việc sử dụng trên 3 tháng. Sự hồi phục của nhu động ruột do thuốc sẽ được duy trì bằng chế độ ăn uống và lối sống vệ sinh.