Kiểm tra kali huyết trước và trong thời gian điều trị.
Sử dụng thận trọng ở người bị suy thận hoặc suy thượng thận, bệnh tim, mất nước cấp, say nóng, phá hủy mô rộng như bỏng nặng, hoặc người dùng thuốc lợi tiểu ít thải kali.
Thận trọng khi sử dụng cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Ngưng điều trị nếu có nôn, ói trầm trọng hay đau vùng bụng.
Theo dõi các chất điện giải trong huyết thanh đặc biệt cần thiết ở những người bị bệnh tim, thận.
Ở người bệnh thiếu magnesi do dùng thuốc lợi tiểu, sẽ ngăn cản hấp thu kali ở ruột, vì vậy cần phải điều trị giảm magnesi huyết để điều trị giảm kali huyết.
Thận trọng khi dùng liều cao cho người bệnh đồng thời dùng thuốc kháng acetylcholin vì có khả năng làm giảm nhu động dạ dày - ruột.
Kali clorid có thể làm trầm trọng thêm bệnh liệt chu kỳ có tính chất gia đình hoặc các bệnh loạn trương lực cơ bẩm sinh, vì vậy cần phải thận trọng.
Thận trọng khi dùng kali ở các bệnh nhân đang dùng các thuốc gây tăng kali huyết như amilorid, spironolacton, triamteren.
Không dùng kali ngay sau phẫu thuật, phải chờ đến khi bệnh nhân có nước tiểu.
Người lớn
Uống phòng liệu pháp lợi tiểu: 40 mmol kali clorid/ngày.
Người tăng huyết áp không biến chứng, không phù thường không cần bổ sung kali, nếu kali huyết thanh dưới 3 mmol/lít nên dùng 50 - 60 mmol kali clorid/ngày (7 – 9 viên/ngày).
Đối với người bệnh phù (suy tim, xơ gan cổ trướng): Cho 40 - 80 mmol/ngày (thiếu nhẹ) (6 - 12 viên/ngày). 100 - 120 mmol/ngày (thiếu nặng) (15 - 18 viên/ngày). Kèm theo dõi cẩn thận kali huyết.
Trẻ em (< 8 tuổi)
Uống 1 - 2 mmol/kg trong liệu pháp lợi niệu (75 - 150 mg/ngày).
Người cao tuổi
Liều thấp hơn ở người bình thường vì chức năng thận giảm.