Quá mẫn
- Có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn tức thì sau khi dùng Berodual, như xác định ở một số hiếm các trường hợp như mày đay, phù mạch, phát ban, co thắt phế quản, phù hầu họng và sốc phản vệ.
- Co thắt phế quản nghịch lý
- Cũng như các thuốc khí dung khác, Berodual có thể gây co thắt phế quản nghịch lý có thể đe dọa tính mạng. Nếu xuất hiện co thắt phế quản nghịch lý thì nên ngừng dùng Berodual ngay tức thì và thay bằng phương pháp điều trị khác.
Biến chứng ở mắt
- Nên sử dụng Berodual thận trọng ở những bệnh nhân có khả năng bị glô-côm góc hẹp. Có một vài báo cáo riêng lẻ về biến chứng ở mắt (như giãn đồng tử, tăng áp lực nội nhãn, glô-côm góc hẹp, đau mắt) khi dùng dạng xịt ipratropium bromide đơn chất hoặc kết hợp với một thuốc chủ vận beta2 tiếp xúc với mắt.
- Đau mắt hoặc khó chịu, nhìn mờ, nhìn quầng hoặc hình ảnh có màu sắc kết hợp với đỏ mắt do sung huyết kết mạc và phù giác mạc có thể là dấu hiệu của glô-côm góc hẹp cấp tính. Nếu thấy xuất hiện phối hợp các triệu chứng trên, nên điều trị bằng thuốc co đồng tử và đi khám chuyên khoa ngay lập tức.
- Do đó bệnh nhân nên được hướng dẫn dùng Berodual đúng cách.
- Phải thận trọng để thuốc không vào mắt.
Ảnh hưởng toàn thân
- Trong những trường hợp dưới đây, chỉ nên sử dụng Berodual sau khi đánh giá kỹ lợi ích/nguy cơ, đặc biệt khi sử dụng liều cao hơn khuyến cáo:
Bệnh đái tháo đường chưa được kiểm soát tốt, nhồi máu cơ tim gần đây, bệnh tim hoặc mạch nặng, cường giáp, u tế bào ưa crôm hoặc đã bị tắc nghẽn đường tiểu (như phì đại tuyến tiền liệt hoặc tắc nghẽn cổ bàng quang).
Ảnh hưởng tim mạch
- Có thể gặp các tác dụng tim mạch khi dùng các thuốc giống thần kinh giao cảm, bao gồm Berodual. Có một vài bằng chứng từ dữ liệu hậu mãi và tài liệu y văn ghi nhận những trường hợp hiếm thiếu máu cơ tim liên quan đến chất chủ vận beta. Bệnh nhân đang bị bệnh tim nặng (như bệnh tim thiếu máu cục bộ, loạn nhịp hoặc suy tim nặng) dùng Berodual nên lưu ý đi khám bác sĩ nếu có đau ngực hoặc các triệu chứng khác cho thấy bệnh tim nặng lên. Nên thận trọng đánh giá các triệu chứng như khó thở và đau ngực do có thể bắt nguồn từ tim hoặc hệ hô hấp.
Giảm kali máu
- Điều trị với chất chủ vận beta2 có khả năng làm giảm kali máu nghiêm trọng (xem mục quá liều).
- Ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa
- Những bệnh nhân bị xơ hóa nang có thể có rối loạn nhu động dạ dày - ruột.
Khó thở
- Trong những trường hợp cấp, khó thở diễn tiến xấu đi nhanh chóng thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Điều trị lâu dài
- Ở những bệnh nhân hen phế quản chỉ nên dùng Berodual khi cần. Ở những bệnh nhân COPD nhẹ điều trị theo nhu cầu (dựa trên triệu chứng) có thể thích hợp hơn điều trị thường xuyên.
- Nên cân nhắc điều trị bổ sung hoặc tăng liều thuốc kháng viêm để kiểm soát tình trạng viêm đường hô hấp và để ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu đi ở những bệnh nhân hen phế quản và COPD có đáp ứng với steroid.
- Tăng sử dụng các thuốc chứa chất chủ vận beta2 như Berodual một cách thường xuyên để kiểm soát các triệu chứng tắc nghẽn phế quản có thể làm giảm hiệu quả kiểm soát bệnh. Nếu tắc nghẽn phế quản tiến triển xấu, việc đơn thuần tăng liều thuốc chứa chất chủ vận beta2 Berodual vượt quá liều khuyến cáo trong thời gian dài là không thích hợp và có thể nguy hiểm. Trong những trường hợp này nên xem xét lại phác đồ điều trị bệnh nhân, và đặc biệt điều trị kháng viêm với corticosteroid dạng hít thích hợp để ngăn ngừa khả năng bệnh tiến triển xấu đe dọa tính mạng.
- Chỉ nên sử dụng các thuốc giãn phế quản giống thần kinh giao cảm khác cùng với Berodual dưới sự giám sát y khoa (xem mục "tương tác").
Cảnh báo chất kích thích
- Do chứa fenoterol nên sử dụng Berodual có thể gây kết quả dương tính trong các xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện lạm dụng thuốc, như trường hợp muốn tăng thành tích trong thể thao (doping).
- Nên điều chỉnh liều dùng theo yêu cầu của từng bệnh nhân. Ngoại trừ kê đơn khác, những liều sau đây được khuyến cáo cho bệnh nhân người lớn và trẻ trên 6 tuổi:
Cơn hen cấp
- 2 nhát xịt là phù hợp để giảm nhanh triệu chứng trong nhiều trường hợp. Trong những trường hợp nặng hơn, nếu khó thở không cải thiện sau 5 phút có thể dùng thêm 2 nhát xịt nữa.
- Nếu cơn hen không thuyên giảm sau 4 nhát xịt thì có thể xịt thêm thuốc.
- Trong trường hợp này, bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất.
- Điều trị ngắt quãng và kéo dài (đối với hen, Berodual bình xịt định liều chỉ nên sử dụng dựa theo nhu cầu) 1 - 2 nhát xịt cho mỗi lần dùng, tối đa 8 nhát xịt mỗi ngày (trung bình 1 - 2 nhát xịt x 3 lần/ngày).
- Chỉ nên dùng Berodual bình xịt định liều cho trẻ em theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự giám sát của người lớn.
- Nên hướng dẫn bệnh nhân sử dụng bình xịt định liều đúng cách để đảm bảo điều trị hiệu quả (xem hướng dẫn sử dụng).