Chỉ bác sĩ mới có thể thay đổi liều lượng insulin hoặc khuyên trộn insulin hoặc đổi dạng này sang dạng khác.
Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu có có bất kỳ biểu hiện sớm của dị ứng với bất kỳ dịch insulin nào cũng như các thuốc khác, thức ăn, đồ hộp hoặc phẩm màu.
Trong thời gian điều trị bằng insulin phải theo dõi lượng đường trong máu và trong nước tiểu, HbA1C hoặc lượng đường fructose trong máu.
Bệnh nhân nên học cách tự kiểm tra lượng đường trong máu và trong nước tiểu bằng cách sử dụng những xét nghiệm đơn giản (ví dụ xét nghiệm vạch). Trong trường hợp xét nghiệm không chính xác nên thông báo ngay cho bác sĩ.
Ở những bệnh nhân khác nhau, triệu chứng hạ đường huyết có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau và mức độ khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân nên học cách tự nhận biết những đặc điểm triệu chứng của chứng hạ đường huyết cho bản thân. Nếu các triệu chứng xảy ra thường xuyên thậm chí ở mức độ nhẹ cũng nên đến bác sĩ để thay đổi liều insulin hoặc chế độ ăn.
Bệnh nhân chuyển dùng insulin động vật sang insulin người nên sử dụng liều insulin nhỏ hơn (có khả năng gây hạ đường huyết). Một số bệnh nhân không cảm thấy các triệu chứng sớm của hạ đường huyết sau tiêm insulin người mạnh bằng tiêm insulin động vật.
Bệnh nhân có đái tháo đường lâu ngày hoặc đái tháo đường có biến chứng thần kinh hoặc bệnh nhân dùng song song với các thuốc beta - adrenolytycal và đạt tới sự mất cân bằng glucose trong máu thì các triệu chứng sớm của hạ đường huyết cũng sẽ yếu hơn. Cả chứng tăng đường huyết và hạ đường huyết nếu không được điều trị có thể dẫn tới mất ý thức, hôn mê hoặc tử vong.
Bệnh nhân nên đến bác sĩ đều đặn nhất là khi bắt đầu sử dụng insulin.
Điều rất quan trọng phải giữ chế độ ăn đều đặn và đủ dinh dưỡng.
Nhu cầu insulin giảm nếu có tăng hoạt động thể lực, vận động mạnh của cơ mà tiêm insulin sẽ thúc đẩy nhanh sự hạ đường huyết.
Khi bệnh nhân chuyển sang những nơi mà ít nhất có 2 lần đổi múi giờ thì nên đến bác sĩ thay đổi giờ tiêm insulin. Trong khi bay, nên giữ insulin trong hành lý xách tay chứ không để trong khoang hành lý.
Thay đổi liều lượng insulin nếu có các triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nặng (đòi hỏi tăng đáng kể nhu cầu insulin), chấn thương tinh thần, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa có nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dạ dày ruột, rối loạn hấp thu. Những trường hợp này phải luôn cần đến tư vấn của bác sĩ. Vì vậy lượng đường trong máu và trong nước tiểu cần phải kiểm soát thường xuyên và nếu cho kết quả không đúng tuyệt đối bắt buộc phải đến bác sĩ. Tuân thủ liều lượng insulin và chế độ ăn hợp lý.
Thậm chí cả những thuốc bán trên thị trường mà không cần có đơn của bác sĩ (như thuốc cảm cúm, hạ sốt, giảm đau, thuốc giảm nhu cầu ăn) cũng có thể làm thay đổi nhu cầu insulin. Bởi vậy mỗi khi dùng thuốc này cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bệnh nhân suy thận đào thải insulin bị giảm và thời gian tác dụng lâu hơn.
Bệnh nhân đái tháo đường do bệnh về tụy hoặc đái tháo đường kết hợp với bệnh Addison thì đòi hỏi liều lượng insulin rất nhỏ.
Bệnh nhân có rối loạn tuyến yên, tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp nhu cầu insulin cũng thay đổi.
Tiêm insulin lâu dài có thể gây phản ứng kháng insulin, nếu trường hợp này xảy ra thì nên tiêm liều insulin cao hơn.