Nhóm thuốc điều trị tiểu đường không phụ thuộc Insulin loại II ở người lớn, đặc biệt bệnh nhân béo phì khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ kiểm soát đường huyết. Dùng đơn trị liệu hay kết hợp với tác nhân chống tiểu đường đường uống hay với Insulin. Giảm biến chứng tiểu đường ở người lớn béo phì bị tiểu đường loại 2, được xem là điều trị tuyến đầu sau khi chế độ ăn kiêng thất bại.
Thuốc Metformin Stella 500mg điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (Type II)
Mẩn cảm với Metformin hydrochloride hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tiểu đường nhiễm ketoacid, tiểu đường tiền hôn mê. Suy thận hay rối loạn chức năng thận (creatinin huyết tương > 135μmol/l ở nam và > 110μmol/l ở nữ). Trong tiềm năng suy chức năng thận cấp như: Mất nước. Nhiễm trùng nặng. Sốc Tiêm tĩnh mạch chất đối kháng Iod Bệnh cấp hay mãn có thể gây thiếu Oxy ở mô: Suy tim hay suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, sốc Suy gan, độc tính cấp do rượu, nghiện rượu. Phụ nữ có thai và cho con bú.
Hiếm khi nhiễm acid Lactic, nhưng nếu nghiêm trọng (tử vong cao do không điều trị ngay) biến chứng chuyển hóa mà có thể do tích lũy metformin. Chẩn đoán: Nhiễm acid Lactic có đặc tính khó thở do nhiễm acid, hạ nhiệt theo sau hôn mê. Nếu nghi ngờ chuyển hóa Acid, nên ngừng Metformin hydrochloride và nên đưa bệnh nhân vào bệnh viện ngay. Chức năng thận: Vì Metformin bài tiết qua thận, nồng độ creatinin huyết tương nên đánh giá trước khi khởi đầu điều trị và đánh giá đều đặn. Cẩn trọng đặc biệt khi suy thận, chẳng hạn khi khởi đầu điều trị cao huyết áp, hay dùng thuốc lợi tiểu và khi bắt đầu trị liệu với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Tiêm tĩnh mạch chất đối kháng Iod: Vì tiêm tĩnh mạch chất đối kháng Iod trong X quang có thể dẫn đến suy thận, trước tiên nên ngưng Metformin và không nên tái tạo lại sau 48 giờ. Phẫu thuật: Metformin hydrochloride nên ngừng 48 giờ trước khi phẫu thuật với thuốc gây mê toàn thân hay gây mê cột sống. Không nên điều trị sớm hơn 48 giờ sau khi phẫu thuật. Cẩn trọng khác: Bệnh nhân nên tiếp tục chế độ ăn kiêng để đảm bảo phân bố đều carbohydrate dùng trong ngày. Nên thực hiện các test theo dõl tiểu đường đều đặn. Dùng Metformin hydrochloride một mình không bao giờ gây hạ đường huyết, tuy nhiên nên cẩn trọng khi kết hợp với Insulin hay sulphonylureas. Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi: nên chỉnh liều Metformin Denk 850 dựa trên chức năng thận. Cần thiết đánh giá thường xuyên chức năng thận. Dùng ở trẻ em: Không nên dùng ở trẻ em.
Dùng đơn trị liệu hay kết hợp với tác nhân chống tiểu đường đường uống. Liều bắt đầu là 1 viên/ngày, sau đó tăng lên 2 - 3 lần/ngày, uống trong hay sau bữa ăn. Sau 10 - 15 ngày nên điều chỉnh dựa vào phương pháp đo đường huyết. Liều cao nhất: 3g/ngày. Kết hợp với Insulin: Metformin hydrochloride ở liều bắt đầu là 1 viên/ngày, sau đó tăng lên 2 - 3 lần/ngày, trong khi liều Insulin điều chỉnh dựa vào đo nồng độ đường trong máu. Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi: nên chỉnh liều dựa trên chức năng thận.
Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng. Nhiệt độ dưới 30°C.