Tác dụng ức chế miễn dịch: Corticosteroid có thể làm tăng độ nhạy cảm với nhiễm khuẩn, che lấp một số dấu hiệu nhiễm khuẩn, và các nhiễm khuẩn mới có thể xảy ra khi dùng corticosteroid.
Những nhiễm khuẩn này có thể nhẹ, nhưng cũng có thể nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong. Khi tăng liều corticosteroid, thấy tỷ lệ các biến chứng do nhiễm khuẩn tăng lên.
Cần hạn chế sử dụng corticosteroid trong bệnh lao hoạt động.
Khi corticosteroid được chỉ định ở bệnh nhân lao tiềm tàng hoặc phản ứng với tuberculin, cần quan sát rất chặt chẽ vì bệnh có thể tái phát, nếu dùng corticosteroid kéo dài thì những bệnh nhân này cần dùng dự phòng các thuốc kháng lao.
Đã có báo cáo về Sarcôm Kaposi ở bệnh nhân dùng liệu pháp corticosteroid. Hệ miễn dịch: Có thể xảy ra phản ứng dị ứng.
Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp trước khi điều trị, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
Nội tiết: Ở bệnh nhân đang trong thời gian điều trị corticosteroid mà phải chịu áp lực bất thường, cần chỉ định tăng liều loại corticosteroid tác dụng nhanh trước, trong và sau khi phải chịu áp lực đó.
Khi sử dụng corticosteroid ở liều dùng có tác dụng dược lý trong thời gian dài có thể dẫn tới thiểu năng vỏ thượng thận thứ phát.
Ngoài ra, thiểu năng thượng thận còn dẫn tới tử vong nếu ngừng dùng glucocorticoid đột ngột. “Hội chứng ngừng đột ngột” steroid bao gồm các triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, nôn ói, hôn mê, đau đầu, sốt, đau khớp, bong da, đau cơ, sụt cân và/hoặc hạ huyết áp.
Không dùng glucocorticoid cho bệnh nhân bị bệnh Cushing.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Các corticosteroid có thể làm tăng glucose huyết, làm cho bệnh tiểu đường đã có nặng thêm và nếu dùng corticosteroid trong thời gian dài có thể dẫn tới bị bệnh tiểu đường.
Tâm thần: Loạn tâm thần có thể xuất hiện khi dùng corticosteroid.
Khả năng gặp các tác dụng không mong muốn về tâm thần nặng có thể xảy ra khi dùng steroid theo đường toàn thân.
Hệ thần kinh: Thận trọng khi dùng corticosteroid trên những bệnh nhân có rối loạn động kinh, nhược cơ nặng.
Mắt: bệnh nhân bị herpes simplex ở mắt vì có thể gây thủng giác mạc, sử dụng corticosteroid kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể dưới bao sau và đục thủy tinh thể ở trung tâm (đặc biệt ở trẻ em), lồi mắt, hoặc tăng áp lực nội nhãn có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp có thể kèm hủy hoại thần kinh thị giác.
Trên những bệnh nhân dùng glucocorticoid có thể tăng bị nhiễm nấm hoặc virus thứ phát ở mắt. Liệu pháp corticosteroid đã có liên quan đến bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch, có thể dấn đến bong võng mạc.
Tim mạch: Các tác dụng bất lợi của glucocorticoid như rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp, có thể khiến bệnh nhân đang được điều trị và hiện có các yếu tố nguy cơ tim mạch phải chịu thêm các tác dụng khác trên tim mạch, nếu điều trị bằng liều cao và kéo dài. Trong trường hợp bị suy tim sung huyết, nên thận trọng khi sử dụng corticosteroid đường toàn thân và chỉ sử dụng khi đặc biệt cần thiết.
Thận trọng khi dùng corticosteroid trên những bệnh nhân cao huyết áp.
Tiêu hóa: Dùng glucocorticoid có thể che lấp những triệu chứng của loét đường tiêu hóa, gia tăng nguy cơ phát triển loét đường tiêu hóa khi dùng kết hợp với NSAID.
Thận trọng khi dùng corticoid trong viêm loét đại tràng không đặc hiệu nếu có dọa thủng, áp-xe hay nhiễm khuẩn sinh mủ khác; viêm túi thừa, co chỗ nối ruột non mới, đang bị hay có tiền sử bị loét đường tiêu hóa.
Gan mật: Corticosteroid liều cao có thể làm viêm tụy cấp.
Cơ xương: Bệnh cơ cấp tính khi sử dụng corticosteroid liều cao, thường xảy ra ở bệnh nhân bị các rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ hay trên bệnh nhân đang dùng các thuốc kháng cholinergic như thuốc ức chế thần kinh cơ.
Thận và tiết niệu: Thận trọng khi sử dụng corticosteroid trên bệnh nhân suy thận.
Các nghiên cứu: Liều trung bình và liều cao của hydrocortison hoặc cortison có thể gây tăng huyết áp, tích lũy muối và nước và làm tăng đào thải kali, mọi corticosteroid đều làm tăng đào thải calci.
Chấn thương, nhiễm độc và các biến chứng phẫu thuật: Không nên dùng liều cao corticosteroid theo đường toàn thân để điều trị vết thương do chấn thương não.
Cảnh báo khác: Nên dùng liều thấp nhất của corticoid để kiểm soát tình hình điều trị, và khi có thể giảm liều thì nên giảm dần. Aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid cần được sử dụng thận trọng khi kết hợp với corticosteroid.
Chỉ nên sử dụng corticosteroid cho bệnh nhân bị nghi ngờ hoặc đã xác định là mắc bệnh u tế bào ưa crôm sau khi đã tiến hành đánh giá nguy cơ/lợi ích phù hợp.
Trẻ em có thể chậm lớn khi dùng glucocorticoid hàng ngày trong thời gian dài. Trẻ sơ sinh và trẻ em được điều trị lâu dài bằng corticosteroid đặc biệt có nguy cơ tăng áp lực nội sọ. Corticosteroid liều cao có thể dẫn đến chứng viêm tụy ở trẻ em.