Thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng sau: Người bệnh suy thận cần giảm liều; người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều; người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.
Điều trị với các kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin. Ranitidin được đào thải qua thận, nên khi người bệnh bị suy thận thì nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao, vì vậy phải cho người bệnh này tiêm những liều thấp, 25mg, hoặc chỉ uống 1 liều 500mg vào các buổi tối, trong 4 - 8 tuần. Tuy hiếm nhưng cũng có những trường hợp khi tiêm nhanh ranitidin có thể gây nhịp tim chậm và thường xảy ra ở những người bệnh có những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim. Cần tránh dùng ranitidin cho người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Loét dạ dày, tá tràng: 2 viên/2 lần/ngày hoặc 4 viên/1 lần/ngày trước khi ngủ.
Loét tá tràng: có thể dùng 4 viên/2 lần/ngày
Viêm thực quản do hồi lưu: 2 viên/2 lần/ngày hoặc 4 viên/1 lần/ngày trước khi ngủ trong 8 tuần. Bệnh nặng: 4 viên/4 lần/ngày
Hội chứng Zollinger - Ellison: bắt đầu 2 viên/3 lần/ngày, tăng liều nếu cần. Bệnh nặng có thể tăng tới 6g ranitidine/ngày.
Loét do stress: 2 viên/2 lần/ngày
Dự phòng hội chứng Mendelson: 2 viên tối hôm trước + 2 viên trước khi gây mê 2 giờ Trẻ 8 - 18 tuổi: có thể 2 viên/2 lần/ngày
Suy thận ClCr < 50ml/phút: 2 viên/ 1 lần/ngày trước khi ngủ