Thời kì mang thai: Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II không nên được bắt đầu trong thời kỳ mang thai, trừ khi việc tiếp tục dùng thuốc này được cho là cần thiết, bệnh nhân có kế hoạch mang thai nên chuyển sang liệu pháp điều trị hạ huyết áp thay thế đã dược chứng minh là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Khi được chẩn đoán mang thai, nên ngừng điều trị với các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II ngay, và nếu thích hợp, nên bắt đầu liệu pháp thay thế.
Suy gan: Không dùng telmisartan cho những bệnh nhân ứ mật, rối loạn tắc nghẽn mật hoặc suy gan nặng. Nên dùng telmisartan thận trọng cho bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình.
Tăng huyết áp do bệnh mạch máu thận: Tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng và suy thận khi bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên được điều trị với những thuốc có ảnh hưởng trên hệ thống renin - angiotensin - aldosteron.
Suy thận và ghép thận: Cần theo dõi định kỳ nồng độ kali và creatinin huyết thanh ở bệnh nhân suy thận. Chưa có kinh nghiệm sử dụng telmisartan cho bệnh nhân mới ghép thận.
Giảm dung lượng máu nội mạch: Hạ huyết áp triệu chứng có thể xảy ra, đặc biệt sau liều đầu ở bệnh nhân bị giảm thể tích nội mạch và/hoặc giảm natri do điều trị bằng thuốc lợi tiểu mạnh, chế độ ăn hạn chế muối, tiêu chảy hoặc nôn. Tình trạng này nên được điều trị trước khi dùng telmisartan. Phong bế kép hệ renin - angiotensin - aldosteron (RAAS): Có bằng chứng cho thấy dùng đồng thời với các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE), các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hay aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali huyết và giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp). Không khuyến cáo sử dụng đồng thời các thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hay aliskiren. Nếu liệu pháp phong bế kép được xem là cần thiết, chỉ sử dụng đồng thời dưới sự giám sát của bác sĩ và thường xuyên theo dõi chặt chẽ chức năng thận, điện giải và huyết áp. Các thuốc ức chế ACE và các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II không nên dùng đồng thời ở bệnh nhân bệnh thận do đái tháo đường.
Những bệnh lý khác làm kích thích hệ thống renin angiotensin - aldosteron: Ở bệnh nhân có trương lực mạch và chức năng thận phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của hệ thống renin - angiotensin - aldosteron, việc điều trị với các thuốc khác có ảnh hưởng đến hệ thống renin - angiotensin - aldosteron sẽ gây ra hạ huyết áp cấp, tăng nitơ huyết, thiểu niệu hoặc hiếm gặp suy thận cấp.
Tăng aldosteron nguyên phát: Không khuyến cáo dùng telmisartan cho những bệnh nhân này.
Hẹp van hai lá và van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn: Cần đặc biệt chú ý khi chỉ định cho những bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van hai lá hoặc cơ tim phì đại tắc nghẽn.
Bệnh nhân đái tháo đường điều trị với insulin hoặc các thuốc chống đái tháo đường: Bệnh nhân bị hạ glucose huyết khi điều trị bằng telmisartan, do đó cần điều chỉnh liều insulin hay các thuốc chống đái tháo đường khi dùng đồng thời. Telmisartan có thể gây rối loạn chuyển hóa porphyrin nên chỉ dùng khi không có các thuốc khác an toàn hơn để thay thế và thận trọng ở bệnh nhân tăng huyềt áp nặng.
Tăng kali huyết: việc dùng các thuốc ảnh hưởng đến hệ thống renin - angiotensin - aldosteron có thể gây tăng kali huyết; tăng kali huyết có thể gây tử vong (trên người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân được điều trị đồng thời với các thuốc khác mà có thể làm tăng nồng độ kali và/hoặc bệnh nhân mắc thêm bệnh khác); trước khi sử dụng đồng thời các thuốc tác động đến hệ thống renin - angiotensin - aldosteron, nên đánh giá tỉ lệ giữa lợi ích điều trị và nguy cơ có hại; các yếu tố nguy cơ chính gây tăng kali huyết: (xem chi tiết).
Sorbitol: Không nên dùng thuốc này cho những bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose.
Ion natri: Liều dùng hàng ngày tối đa của thuốc này (80mg) chứa 3.864mg ion natri (dưới dạng NaOH) tương đương khoảng 0.2% lượng ion natri tối đa dùng hàng ngày cho người lớn. Loét dạ dày, tá tràng có thể hoạt động hoặc bệnh dạ dày khác (tăng nguy cơ chảy máu dạ dày - ruột). Suy chức năng thận nhẹ và trung bình.
Các thận trọng khác: Tác dụng hạ huyết áp dường như kém hiệu quả ở những bệnh nhân da đen so với những người có màu da khác, có thể do trong cơ thể người tăng huyết áp da đen có lượng renin thấp hơn; sự giảm huyết áp quá mức ở những bệnh nhân bị bệnh thiếu máu tim cục bộ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.