Cần thận trọng khi dùng ibuprofen đối với người cao tuổi.
Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được.
Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen.
Thuốc có thể làm suy giảm chức năng thận và làm nặng thêm tình trạng suy thận.
Rối loạn chức năng gan có thể xảy ra.
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim, phù giữ nước cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng ibuprofen.
Sử dụng ibuprofen, đặc biệt ở liều cao (2400 mg mỗi ngày) và trong điều trị lâu dài có thể gia tăng nguy cơ huyết khối động mạch (nhồi máu cơ tim hay đột quỵ).
Các thuốc kháng viêm ức chế cyclooxygenase tổng hợp prostaglandin có thể gây suy giảm khả năng sinh sản nữ do ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Điều này có thể chấm dứt khi ngừng điều trị.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn). Kháng viêm NSAIDs có thể làm trầm trọng thêm những bệnh này.
Xuất huyết tiêu hóa, loét hoặc thủng, có thể gây tử vong, đã được báo cáo với tất cả các NSAIDs xảy ra trong quá trình điều trị, có hoặc không có cảnh báo các triệu chứng hoặc có tiền sử bệnh trước đó.
Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, loét hoặc thủng tăng lên khi dùng tăng liều NSAIDs, ở những bệnh nhân có tiền sử loét, và ở người già. Những bệnh nhân này nên được bắt đầu điều trị vào liều thấp nhất có thể. Nên theo dõi các triệu chứng bụng bất thường (đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa) nhất là trong giai đoạn đầu điều trị.
Thận trọng trên bệnh nhân điều trị các thuốc dùng đồng thời có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa, như corticosteroid đường uống, thuốc chống đông máu warfarin, thuốc SSRIs, hoặc chất chống kết tập tiểu cầu như aspirin. Khi xuất huyết tiêu hóa hoặc loét xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng ibuprofen thì nên ngừng điều trị.
Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài, do đó sử dụng thận trọng với bệnh nhân thiếu yếu tố đông máu và đang sử dụng thuốc kháng đông máu.
Cảnh báo tá dược
Tá dược có sucrose và sorbitol, bệnh nhân mắc các rối loạn điều trị về dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose - galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrose - isomaltase không nên sử dụng thuốc này.
Tá dược màu đỏ erythrosin, có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.
Điều trị đau và sốt
Đối với quy cách ống uống hoặc gói 5 ml
Đối với trẻ em cân nặng 5 kg trở lên: 20 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày, chia 3 lần trong ngày.
Trẻ sơ sinh 3 - 6 tháng nặng hơn 5 kg: Liều 1/2 ống hoặc gói/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ sơ sinh 6 - 12 tháng: Liều 1/2 ống hoặc gói/lần x 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em 1 - 3 tuổi: Liều 1 ống hoặc gói/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ em 4 - 6 tuổi: Liều 1,5 ống hoặc gói/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ em 7 - 9 tuổi: Liều 2 ống hoặc gói/lần x 3 lần/ngày.
Đối với quy cách ống uống 10 ml
Đối với trẻ em cân nặng 5 kg trở lên: 20 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày, chia 3 lần trong ngày.
Trẻ sơ sinh 3 - 6 tháng nặng hơn 5 kg: Liều 1/4 ống/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ sơ sinh 6 - 12 tháng: Liều 1/4 ống/lần x 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em 1 - 3 tuổi: Liều 1/2 ống/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ em 4 - 6 tuổi: Liều 3/4 ống/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ em 7 - 9 tuổi: Liều 1 ống/lần x 3 lần/ngày.
Đối với quy cách chai
Đối với trẻ em cân nặng 5 kg trở lên: 20 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày, chia 3 lần trong ngày.
Trẻ sơ sinh 3 - 6 tháng nặng hơn 5 kg: Liều 2,5 ml/lần (đong bằng cốc đong kèm theo) x 3 lần/ngày.
Trẻ sơ sinh 6 - 12 tháng: Liều 2,5 ml/lần (đong bằng cốc đong kèm theo) x 3 - 4 lần/ngày.
Trẻ em 1 - 3 tuổi: Liều 5 ml/lần (đong bằng cốc đong kèm theo) x 3 lần/ngày.
Trẻ em 4 - 6 tuổi: Liều 7,5 ml/lần (đong bằng cốc đong kèm theo) x 3 lần/ngày.
Trẻ em 7 - 9 tuổi: Liều 10 ml/lần (đong bằng cốc đong kèm theo) x 3 lần/ngày.