– Mẫn cảm đã biết với các dẫn chất coumarin hay thành phần có trong thuốc.
– Suy gan nặng.
– Nguy cơ chảy máu, mới can thiệp nại khoa về thần kinh và mắt hay khả năng phải mổ lại.
– Tai biến mạch máu não (trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác).
– Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút).
– Giãn tĩnh mạch thực quản.
– Loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển.
– Không được phối hợp với aspirin liều cao, thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol, miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo, phenylbutazon, cloramphenicol, diflunisal.
Phải lưu ý đến khả năng nhận thức của người bệnh trong quá trình điều trị (nguy cơ uống thuốc nhầm). Hướng dẫn cẩn thận để họ tuân thủ chỉ định chính xác, hiểu rõ nguy cơ và thái độ xử lý, nhất là với người cao tuổi. Phải nhấn mạnh việc uống thuốc đều hàng ngày vào cùng một thời điểm. Phải kiểm tra sinh học (INR) định kì và tại cùng một nơi. Trường hợp can thiệp nại khoa, phải xem xét từng trường hợp để điều chỉnh hoặc tạm ngừng dùng thuốc chống đông máu, căn cứ vào nguy cơ huyết khối của người bệnh và nguy cơ chảy máu liên quan đến từng loại phẫu thuật. Theo dõi cẩn thận và điều chỉnh liều cho phù hợp ở người suy gan, suy thận hoặc hạ protein máu. Tai biến xuất huyết dễ xảy ra trong những tháng đầu điều trị, cần theo dõi chặt chẽ, đặc biệt khi người bệnh ra viện trở về nhà.
Viên Sintrom chứa 4mg có thể bẻ nhỏ
- Liều duy trì thông thường khoảng từ 1 mg đến 10 mg (thấp hơn ở người Việt Nam) mỗi ngày một lần. Nên uống Sintrom vào một giờ nhất định trong ngày.
- Các liều Sintrom của mỗi bệnh nhân được bác sỹ xác định dựa theo thời gian đông máu thông qua xét nghiệm định kỳ INR. Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng và thời điểm cần xét nghiệm INR theo bác sỹ yêu cầu. Tránh dùng quá liều có thể gây ra chảy máu hoặc liều quá thấp có thể gây huyết khối.