- Người bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Người bệnh tăng trương lực cơ mà không kiểm soát được chuột rút, có tiền sử động kinh.
- Người bệnh tăng tiểu cầu.
- Có bệnh về máu kể cả thiếu máu hồng cầu liềm, các hội chứng loạn sản tủy, tình trạng máu dễ đông.
Dùng erythropoietin cho các vận động viên bị coi là dùng chất kích thích.
Tác dụng của erythropoietin bị chậm hoặc giảm do nhiều nguyên nhân như: Thiếu sắt, nhiễm khuẩn, viêm hay ung thư, bệnh về máu (thiếu máu thalassemia, thiếu máu kháng trị liệu, tủy xương loạn sản), thiếu acid folic hoặc thiếu vitamin B12, tan máu, nhiễm độc nhôm.
Bệnh nhân suy thận
- Người lớn cần lọc máu mãn tính: 50IU/kg tiêm tĩnh mạch (IV) x 3 lần/tuần hoặc 40IU/kg tiêm dưới da (SC) x 3 lần/tuần.
- Người lớn không cần lọc máu: 70-100IU/kg 1 lần/tuần.
Người bệnh nhiễm HIV đang sử dụng zidovudine
100-300IU/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da x 3 lần/tuần.
Người bệnh điều trị ung thư bằng hóa xạ trị
150IU/kg cách tiêm dưới da x 3 lần/tuần.
Người bệnh phẫu thuật
300IU/kg tiêm dưới da x 1 lần/ngày trong thời gian 10 ngày trước khi phẫu thuật, trong ngày phẫu thuật và sau phẫu thuật trong thời gian 4 ngày.
Trẻ thiếu máu sinh non cân nặng trẻ thấp hơn 750g và bị rút máu nhiều hơn 30ml
1250IU/kg/tuần chia thành 5 lần, truyền tĩnh mạch chậm 5-10 phút sau khi sinh 8 giờ. Từ tuần thứ hai và trong 8 tuần điều trị tiếp theo, mỗi lần 250IU/kg tiêm dưới da x 3 lần/tuần.